Phân tích rung động

Công nghệ phân tích rung động giúp ta nắm bắt được “đặc tính” thành phần bên trong thiết bị quay. Mỗi thành phần rung động tạo nên một dấu hiệu đặc trưng trên biểu đồ phổ, khi dấu hiệu hư hỏng xuất hiện, dấu hiệu này sẽ tiến triển và vượt trội hơn so với các dấu hiệu khác. Nhờ vào những sự vượt trội này, chúng ta sẽ xác định đâu là nguyên nhân gây ra hư hỏng, cũng như mức độ hư hỏng nhằm chủ động trong việc lên kế hoạch sửa chữa.
Chương trình đào tạo “Phân tích rung động cấp độ 1” cung cấp nền tảng kiến thức cơ bản về phân tích rung động, lấy dữ liệu và giám sát tình trạng thiết bị. Đồng thời, học viên sẽ được cấp chứng chỉ khi kết thúc khoá học.
Với chương trình đào tạo " Phân tích rung động cấp độ 2"; sau khi tham gia chương trình đào tạo, học viên sẽ có thể nắm bắt được các công việc đánh giá tình trạng thiết bị dựa trên việc thiết lập và thực thi các trường hợp phân tích rung động cụ thể. Ngoài ra, học viên cũng sẽ được thực hành trên các  thiết bị thu thập dữ liệu rung động chuyên dụng như VIBSCANNER và VIBXPERT II trong quá trình đào tạo.
I. Chương trình đào tạo " Phân tích rung động cập độ 1"
Giới thiệu về giám giá tình trạng và rung động
• Tổng quan giám sát tình trạng 
• Chẩn đoán tình trạng thiết bị
• Tổng quan về công nghệ rung động

Giới thiệu về mức 1 – mức 2
• Các giá trị đặc trưng ở mức 1
• Các tín hiệu đo ở mức 2

Chiến lược bảo trì
• Bảo trì không giám sát tình trạng
• Bảo trì giám sát tình trạng
• Quản lý rủi ro
• Chu kỳ thay đổi tình trạng của thiết bị
• Thiếu chiến lược giám sát
• Các phương pháp đánh giá tình trạng

Cơ sở vật lý
• Sóng sin trong rung động
• Chuyển vị, vận tốc, gia tốc
• Các thông số mức độ rung động
• Nhận thức về rung động
• Các mức độ rung động.
• Các thông số đo và dải tần số

Cơ sở thiết bị
• Rung động trong động cơ điện
• Rung động trong bơm ly tâm 
• Rung động trong quạt
• Thiết bị công nghiệp tiêu chuẩn 
• Phân loại kết cấu nền – cứng và mềm
• Tần số riêng
• Mức độ rung động và nhiễu

Thiết bị đo rung động
• Cảm biến áp điện – Nguyên lý hoạt động
• VIB 6.142 R
• VIB 6.147
• ICP VIP 6.172
• Các loại cảm biến rung

Phương pháp ghép cảm biến
• Cảm biến và bộ nối
• Bộ lọc tần số
• Thiết bị đo giá trị đặc trưng và đo tín hiệu
• Thiết bị di động
• Hệ thống online

Đo lường và đánh giá rung động
• Các tiêu chuẩn
• Tổng quan về ISO 10816
• Giới hạn vận tốc rung trong ISO 10816-3
• ISO 10816-7
• Vị trí đo rung động
• Đánh giá về sự phân bố trong rung động
Đo và đánh giá rung động vòng bi
• Chẩn đoán vòng bi, bạc trượt
• Phân loại hư hỏng vòng bi
• Vòng đời của vòng bi
• Phương pháp và giá trị đặc trưng của vòng bi
• Lực và chuyển động trong vòng bi
• Nguyên tắc đo xung sốc (SPM)
• Quy tắc lựa chọn vị trí đo
• Vị trí đo trên thiết bị quay
• Các mức độ của xung sốc
• Chẩn đoán tình trạng vòng bi
Giới thiệu chương trình đào tạo rung động cấp độ 2
• Phổ vận tốc
• Mất cân bằng
• Sai lệch độ đồng tâm
• Hư hỏng vòng bi
• Hư hỏng vòng ngoài
• Hư hỏng vòng trong
• Video về hư hỏng vòng bi

Bài tập thực hành
• Bài tập về đo rung động thiết bị
• Bài tập về đo rung động vòng bi

Phụ lục và tổng quan tiêu chuẩn
• Hình ảnh các thiết bị công nghiệp
• Tiêu chuẩn

II. Chương trình đào tạo " Phân tích rung động cấp độ 2"
Tóm tắt nội dung đào tạo
• Thu thập tín hiệu rung động và đặc trưng của chúng
• Các dạng rung động và các yêu tố ảnh hưởng
• Các khái niệm cơ bản về phân tích rung động (dữ liệu miền thời gian, phổ biên độ, phổ điều chế; khái niệm tần số cơ bản, hài, phổ dải, công nghệ cảm biến, thiết bị thu thập dữ liệu rung động, phần mềm quản lý)
• Thực hành phân tích rung động một số lỗi cơ bản của rung động (mất cân bằng, cộng hưởng, mất độ đồng tâm trục, hư hỏng phần điện, hư hỏng bánh răng, cơ cấu truyền đai - buly , hư hỏng vòng bi, vấn đề rung động liên quan đến hệ thống thủy lực, hư hỏng bạc trượt)
• Các hư hỏng đặc trưng và hình ảnh mô tả trạng thái thiết bị