Dịch vụ phân tích và kiểm tra phóng điện cục bộ

Phóng điện cục bộ (PD - Partial Discharge) là hiện tượng phóng điện một phần nhỏ trong vật liệu cách điện của các thiết bị trung và cao thế.

PD là kết quả của sự phá huỷ về điện được hình thành do có các khe hở không khí bên trong lớp cách điện.

Theo hiệp hội phòng chống cháy nổ (NFFA 70B), nguyên nhân cơ bản của những sự cố về điện ở thiết bị điện trung và cao thế là do hư hỏng về lớp cách điện.

Trong các thiết bị trung và cao thế, PD là tín hiệu nhận biết của hư hỏng lớp cách điện.

Sự thật: 85% sự cố của các thiết bị điện trung và cao thế liên quan đến hiện tượng phóng điện cục bộ.

VPOWER là công ty tiên phong ở Việt Nam cung cấp dịch vụ kiểm tra chẩn đoán tình trạng phóng điện cho hệ thống điện trung thế với đội ngũ chuyên viên được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm chuyên môn cao. 



Phóng điện bề mặt - Surface Discharge - Được chẩn đoán bằng công nghệ siêu âm

Là phóng điện xảy ra trên bề mặt lớp cách điện. Có nhiều nguyên nhân tạo ra Phóng Điện Bề Mặt. Một trong những nguyên nhân Phóng Điện Bề Mặt hình thành là do độ bẩn trên bề mặt cách điện kết hợp với độ ẩm cao. Hình dạng Phóng Điện Bề Mặt thường nhìn thấy là hình dạng “Chân Chim” hoặc những bột trắng xuất hiện trên bề mặt lớp cách điện. Lớp bột trắng này chính là Axit Nitric (khi phóng điện, oxy trong không khí dưới tác dụng của phóng điện tạo thành Ozon. Ozon kết hợp với Nitơ trong không khí và độ ẩm, tạo thành Axit Nitric (Axit Nitric sẽ ăn mòn lớp cách điện). Phóng Điện Bề Mặt đôi lúc tạo xung có cường độ thấp và có tần số nằm trong dãy tần số siêu âm. Dùng phương pháp TEV để kiểm tra phóng điện bề mặt đôi lúc sẽ không nhận biết được các xung có cường độ thấp này, vì thế phương pháp Siêu Âm (Ultrasonic) được dùng để kiểm tra hỗ trợ cho TEV khi có Phóng Điện Bề Mặt. 


Phóng điện bên trong - Internal Discharge - Được chẩn đoán bằng công nghệ trường điện từ (TEV)

Là phóng điện xảy ra bên trong lớp cách điện, được hình thành do lỗ hổng hoặc khe hở không khí nằm bên trong lớp cách điện. Nguyên nhân hình thành lỗ hổng hoặc khe hở có thể do lỗi chế tạo, do quá trình thi công như thi công đầu cáp, hay do nhiệt độ cao, làm bong một phần lớp cách điện ra khỏi phần dẫn điện, v.v... Khi điện áp đặt trên lỗ không khí này đủ lớn (lớn hơn điện áp đánh thủng của không khí: 3kV/mm) sẽ gây ra phóng điện bên trong phần không khí của lỗ này. Mức độ nghiêm trọng của Phóng Điện Cục Bộ Bên Trong phụ thuộc và độ lớn của lỗ không khí và số lượng lỗ không khí đó. 
Phóng Điện Cục Bộ Bên Trong tạo ra trường điện từ và lan tỏa xung quanh với xung điện từ có thời gian rất ngắn, khoảng vài nano giây, vì thế tần số phóng điện rất cao. Tần số phóng điện này không nằm trong dãy tần số siêu âm, vì thế không dùng phương pháp siêu âm để kiểm tra, mà dùng phương pháp TEV (Transient Earth Voltage) để kiểm tra Phóng Điện Bên Trong. Với phương pháp TEV, độ lớn của xung và số lượng xung trên mỗi chu kỳ hình sin điện sẽ được đo để đánh giá mức độ nghiêm trọng của phóng điện. Các thông số này sẽ được so sánh với dữ liệu thu thập từ hàng ngàn tủ trung thế trong thời gian dài để đưa ra cảnh báo cho khách hàng. 


Chỉ cần để lại thông tin, chúng tôi sẽ chủ động tiếp cận để tư vấn và cung cấp thêm thông tin.